ĐỔI HÀNG
CHO ĐẾN KHI BẠN HÀI LÒNG
Xem hệ thống: 7 Hotline: 0966 122 318
Bộ combo những trái cây ngon dành cho quý anh chị biếu tặng sang trọng phù hợp túi tiền ạ !
Mua ngayBộ combo những trái cây ngon dành cho quý anh chị biếu tặng sang trọng phù hợp túi tiền ạ !
Mua ngayXuất xứ trái cây chính là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm chất lượng hàng hóa, do đó 24H Fruits phân phối sỉ và lẻ trái cây Việt Nam và trái cây Nhập khẩu ở các quốc gia như Úc - Mỹ - Newzealand - Nhật Bản - Hàn Quốc...
Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, nước này vẫn nhập khẩu tới 14,1 tỷ USD trái cây, cao hơn năm 2019. Hơn thế nữa, bước sang 2021, nhờ kiểm soát dịch bệnh và gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có, nền kinh tế Mỹ đang phục hồi rõ rệt và mức chi cho thực phẩm của người dân tăng cao.
TTO - Để bán tết ngay thời điểm dịch, các cửa hàng bán trái cây, hải sản nhập khẩu phải chật vật xoay xở để hàng hóa "đi máy bay" từ Mỹ, Nhật, Hàn... về Việt Nam. Vận chuyển, bảo quản khó khăn nên chi phí cũng tăng nhưng vẫn bán khá tốt. Có EVFTA, trái cây Việt Nam lợi thế hơn trái cây Thái Lan vào EU Trung Quốc tăng kiểm soát chất lượng: Xuất khẩu trái cây Việt Nam gặp khó Chuyên gia Mỹ hết cách ly, trái cây tươi tăng tốc vào Mỹ Trái cây ngoại vượt khó về Việt Nam - Ảnh 1. Nhân viên một cửa hàng trái cây nhập khẩu (Q.1, TP.HCM) chuẩn bị giỏ quà tết - Ảnh: B.MAI Trong đó, nho mẫu đơn Nhật nguyên chùm có giá gần 3 triệu đồng/kg, trường hợp khách mua nho rụng có khả năng được giảm 50%, táo mật vàng Nhật gần 1,7 triệu đồng/kg, táo sữa Đài Loan 750.000 đồng/kg, dâu Hàn 700.000 đồng/kg, cherry Chile 500.000 đồng/kg, nho xanh Úc 300.000 đồng/kg... Chị Lạc Thảo Vy (giám đốc điều hành Mia Fruit) cho biết những năm trước chị đều bay sang Nhật, Hàn, Đài Loan để tới tận vườn khảo sát, tìm loại trái mới. Năm nay không đi được, sản xuất của họ cũng bị hạn chế nên giờ nhập được cái gì hay cái đó. Đơn vị này chọn cách ghép cùng nhiều đơn vị khác đi chung container để giảm chi phí. Riêng các hàng cao cấp hơn thì phải tranh thủ những chuyến bay "giải cứu" để nhập hàng. Tuy nhiên, việc này cũng rất chật vật vì máy bay lúc đáp ở Tân Sơn Nhất, khi đáp tại Vân Đồn... Giá vận chuyển bị đẩy lên 1,5 lần so với trước. Chị Vy ước lượng trái cây nhập khẩu phục vụ dịp tết này giảm 60% so với năm ngoái, trong đó không có các loại trái mới, tuy nhiên vẫn nhập được loại độc đáo như táo Nhật in hình chữ chúc mừng năm mới. Nhiều cửa hàng trái cây ngoại khác cho hay phải nhập cả sản phẩm đóng gói với giá tầm trung vài trăm ngàn đồng như: bánh trứng tan chảy Đài Loan hay rượu mơ vảy vàng, rượu mơ choya, hồng Nhật sấy dẻo... để trường hợp chuyến bay đáp xa... vẫn có hàng bán.
Kinh doanhDoanh nghiệpThứ năm, 24/8/2017, 14:00 (GMT+7) Nhiều giống lê Nhật Bản có mặt tại Việt Nam Các trái lê của vùng Ibaraki - Tây Bắc Kanto (Nhật Bản) vừa được giới thiệu đến người tiêu dùng tại TP HCM vào sáng ngày 23/8. Đơn vị phân phối sản phẩm tại Việt Nam là Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tú Phượng vừa tổ chức buổi giới thiệu tại Trung tâm thương mại Takashimaya, 65 Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Sự kiện với các hoạt động dùng thử sản phẩm, chụp ảnh lưu niệm, bán giá ưu đãi. Giống lê đầu tiên của Ibaraki được xuất khẩu sang Việt Nam đợt này là Kousui của thành phố Shitotsuma. Đây là sản phẩm chiếm 40% sản lượng lê tại Nhật Bản và được nhiều người tiêu dùng nước này yêu thích nhất. nhieu-giong-le-nhat-ban-co-mat-tai-viet-nam Nhà phân phối cùng chuyên gia Nhật Bản tại lễ ra mắt sản phẩm ở TP HCM sáng nay. Theo nhà phân phối, khu vực Ibaraki (Tây Bắc Kanto, Nhật Bản) là nơi có sản lượng quả lê lớn thứ hai quốc gia này. Khí hậu ở đây có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm; nguồn nước dồi dào cùng tính chất đất phù hợp với việc trồng quả lê. Ông Kawwada - nguyên Giám đốc Cục kinh doanh và xúc tiến thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp Nhật Bản chia sẻ, thời gian qua, chính quyền vùng Ibaraki có mối quan hệ thân mật với các địa phương Việt Nam như: tỉnh Nam Định, Đồng Tháp và Hà Nam trong việc hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp. Hồi đầu năm nay, Việt Nam đã chấp thuận việc nhập khẩu quả lê Nhật vào thị trường. Ngoài chuyến lê đầu tiên của đợt này, trong tháng 9, các giống lê khác như Hosui, Akizuki và Niitaka sẽ chuyển đến Việt Nam; giúp người tiêu dùng có cơ hội thưởng thức các hương vị khác nhau. polyad Lê Nhật Bản có chất lượng cao nhờ khí hậu, thổ nhưỡng cùng phương pháp canh tác sáng tạo từ người trồng. Để có những trái lê chất lượng, người trồng lê sử dụng thiết bị cảm biến ánh sáng để kiểm tra hàm đường. Các sản phẩm lê của Shitotsuma cũng có mặt tại thị trường nước ngoài như: Malaysia, Thái Lan, Singapore... Shitotsuma đang tập trung phát triển thương hiệu lê của riêng thành phố. Những trái lê Kousui chín được lựa chọn kỹ lưỡng và hái từ trên cây có tên “lê Shitotsuma Kanjyuku”. Tại Nhật Bản, cùng với vị ngon, yêu cầu về độ an toàn của người tiêu dùng với trái lê khá cao. polyad Các nhà sản xuất lê tại Nhật Bản cũng gặp phải sự canh tranh gay gắt trên thị trường. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cũng rất khốc liệt. Họ có nhiều ý tưởng và bỏ ra công sức hàng năm trời để canh tác giống cây này. Dù phương thức sản xuất có sự khác biệt theo từng giống lê nhưng thời gian thu hoạch và đưa hàng ra thị trường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Dựa vào màu vỏ, trái lê Nhật Bản, gồm hai loại chính là “Lê đỏ” và “Lê xanh”. Vị của hai loại lê này khác nhau; trong khi lê đỏ ngọt và mọng nước thì lê xanh lại có vị mát, dịu nhẹ, giòn tan. Tại Nhật Bản, người dân phát hiện ra lê có thể ăn được từ thời Yayoi (khoảng thế kỷ X trước Công nguyên - giữa thế kỷ III sau Công nguyên). Trong cuốn sách sử “Nhật Bản thư kỷ” thời Nara (710-794) cũng ghi chép lại việc canh tác lê rất được khuyến khích. Đến thời Edo (1603- 1868), có hơn 150 giống lê được lai tạo tại quốc gia này.
Là đơn vị chuyên bán trái cây nhập khẩu, chị Hoàn, chủ cửa hàng thực phẩm sạch ở quận Thanh Trì cho hay, hơn một năm trở lại đây sức hút của trái cây nhập khẩu, đặc biệt là dòng cao cấp tăng mạnh. Nếu năm ngoái mỗi tháng cửa hàng của anh chỉ nhập khoảng một tấn hàng, thì năm nay lượng hàng về tăng gấp đôi. Đặc biệt các nông sản từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc được khách lựa chọn nhiều nhất. "Dù còn gần hai tháng nữa là Tết nhưng nhiều khách hàng quen cũng đã đặt hàng các giỏ trái cây ngoại làm quà, một số khác thì đặt các loại hạt nhập về từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tới nay tôi đã có 100 đơn đặt hàng và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới", anh Hòa nói.